Lực lượng bán hàng là đội ngũ không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Bất kỳ một đội một doanh nghiệp nào cũng cần một đội ngũ bán hàng đạt hiệu suất cao. Vậy tại sao doanh nghiệp cần tập trung phát triển lực lượng bán hàng? Hãy cùng Học Viện Chiến Lược và Đổi Mới Sáng Tạo – SI Global tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Lực lượng bán hàng trong doanh nghiệp là gì?

Lực lượng bán hàng hay Sale forces, là khái niệm chung cho những người tham gia vào quá trình quảng cáo, vận chuyển và bán hàng cho doanh nghiệp.

Nếu không có lực lượng bán hàng này, hàng hóa sẽ chỉ mãi nằm trong kho sản xuất và các mục tiêu bán hàng đề ra cũng không thể thực hiện được.

Thông thường một lực lượng bán hàng sẽ gồm nhiều bộ phận: quản trị đội ngũ bán hàng, nhân viên bán hàng và nhân viên bán hàng ngoài doanh nghiệp.

Quản trị đội ngũ bán hàng

Đây là cấp cao nhất trong bộ phận bán hàng. Các nhà quản trị bán hàng có khả năng lãnh đạo và quản lý ở nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp, đồng thời chịu trách nhiệm ở giai đoạn nhất định theo phân cấp trong chuỗi bán hàng.

Các chuyên gia quản trị bán hàng có thể thuộc vào đội ngũ nhân sự chính thức của công ty, nhưng cũng có thể được tuyển dụng từ bên ngoài.

Một số chức danh quản trị bán hàng mà bạn nên hiểu rõ bao gồm Giám đốc bán hàng, Đại diện bán hàng, Giám đốc khách hàng, hay cố vấn tiêu thụ.

Những nhà quản trị bán hàng đóng vai trò quan trọng trong lực lượng bán hàng, đưa ra chiến lược và hướng dẫn để đảm bảo bộ phận dưới quản lý thực hiện mục tiêu kinh doanh, từ đó mang lại nguồn doanh thu cho doanh nghiệp.

Nhân viên bán hàng

Đây là bộ phận trực tiếp làm việc và truyền tải thông tin đến khách hàng. Có thể có nhiều bộ phận khác nhau như: nhân viên bán trực tiếp, nhân viên giao hàng, nhân viên phụ trách kỹ thuật…

Nhân viên bán hàng ngoài doanh nghiệp

Đây là cầu nối giữa doanh nghiệp với những các nhà tiêu thụ khác, hường là: đại lý, đại diện thị trường, đại diện marketing….

Tại sao doanh nghiệp lại cần tập trung phát triển lực lượng bán hàng

Giúp ban quản trị đưa ra quyết sách phù hợp

Để một sản phẩm phân phối ra ngoài thị trường, đòi hỏi sự chỉn chu và nghiên cứu kỹ càng. Họ cần xây dựng những chính sách phù hợp và những cải tiến để mang lại trải nghiệm cho khách hàng dễ dàng hơn. Chính vì thế, bộ phận bán hàng sẽ dựa trên những hoạt động thực chiến của mình nhằm đề xuất những phương án phân phối và cung ứng sản phẩm phù hợp.

Định hướng cho những nghiên cứu sản phẩm

Đội ngũ bán hàng là những người trực tiếp làm việc với khách hàng. Thế nên họ nắm rõ mọi nhu cầu, sở thích, xu hướng mua sắm của khách hàng. Họ cũng biết rằng sản phẩm của doanh nghiệp đang cần cải tiến ở đâu. Từ đó, họ sẽ tham mưu cho các phòng ban liên quan đến ý tưởng và nghiên cứu sản phẩm để tối ưu với người dùng.

Trực tiếp chăm sóc khách hàng, mang lại nguồn doanh thu cho doanh nghiệp

Chúng ta đều biết đội ngũ bán hàng là những người trò chuyện với khách hàng. Chính vì thế, đội ngũ bán hàng chịu trách nhiệm quan tâm và hướng dẫn khách hàng tiềm năng, đó là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đặt nền móng cho sự thành công của doanh nghiệp.

Dựa trên mục tiêu kinh doanh được ban quản trị thiết lập, đội ngũ bán hàng xây dựng kế hoạch chi tiết về cách thực hiện những mục tiêu đó và đạt được chúng.

Hàng tuần, hàng tháng, và hàng quý, doanh nghiệp sử dụng các chỉ số KPI để đánh giá hiệu suất làm việc. Dựa trên những số liệu này, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định và điều chỉnh chiến lược để thích ứng với tình hình phát triển.

Làm thế nào sở hữu một lực lượng bán hàng đạt hiệu suất cao

Đội ngũ nhân viên bán hàng xuất sắc là điều mà tất cả doanh nghiệp đều mong muốn. Hãy tham khảo một số cách dưới đây để xây dựng một đội ngũ bán hàng xuất sắc nhé!

Xây dựng cơ cấu đội ngũ bán hàng phù hợp

Dựa trên quy mô và tiềm năng phát triển của công ty để xây dựng một mô hình bán hàng phù hợp. Bạn có thể xây dựng cơ cấu bán hàng dựa trên: Mục tiêu bán hàng, bản kế hoạch bán hàng chi tiết, năng suất lao động, quỹ lương có thể trả cho nhân viên.

Tuyển dụng nhân sự với năng lực phù hợp

Xây dựng một đội ngũ nhân viên hiệu suất cao đòi hỏi quá trình tuyển dụng nhân sự với năng lực phù hợp, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

Để thu hút và chọn lựa ứng viên có năng lực đúng, doanh nghiệp cần rõ ràng xác định các yếu tố quan trọng cho công việc cần tuyển, sau đó tiến hành phân tích và đánh giá ứng viên để chọn ra những người phù hợp nhất.

Các yếu tố cần được cân nhắc bao gồm kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ làm việc. Ngoài ra, tính cách, lòng kiên trì và tinh thần làm việc cũng đóng vai trò quan trọng khi đánh giá ứng viên trong quá trình tuyển dụng.

Sử dụng công cụ và kỹ thuật phân tích như kiểm tra kinh nghiệm làm việc trước đó và thu thập ý kiến ​​từ những người có trực tiếp tương tác với ứng viên là những phương pháp hiệu quả để đánh giá năng lực của ứng viên.

Khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến

Nhân viên bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra ý tưởng mới và cải thiện quy trình làm việc.

Vì vậy, khuyến khích và chấp nhận ý kiến đóng góp của nhân viên không chỉ giúp tăng cường hiệu suất công việc mà còn thúc đẩy tinh thần sáng tạo, tạo cơ hội cho sự tự quản lý của nhân viên, và củng cố tinh thần đồng đội.

Hãy tạo ra một môi trường làm việc mở cửa, tôn trọng mọi ý kiến của nhân viên và khuyến khích họ chia sẻ ý tưởng. Điều này không chỉ góp phần nâng cao hiệu suất làm việc mà còn đóng góp vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên

Tạo ra cơ hội thăng tiến cho nhân viên là một yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ nhân viên chất lượng.

Chính sách thăng tiến có tính linh hoạt sẽ kích thích sự động lực trong nhân viên và khuyến khích họ phát huy tối đa khả năng cá nhân.

Quá trình phát hiện và đánh giá kỹ năng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc này.

Từ đó, việc nhận ra tiềm năng và phát triển nhân viên thành những người chủ chốt sẽ giúp doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên đa dạng và bền vững, chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai.

Đào tạo cho nhân viên

Một trong những cách tốt nhất để sở hữu đội ngũ nhân viên đó là đào tạo kỹ năng, kiến thức và năng lực cho họ. 

Nhân viên được huấn luyện chất lượng sẽ sở hữu đầy đủ năng lực và kiến thức cần thiết để đáp ứng mọi yêu cầu công việc của doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc phát triển kỹ năng cũng tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên, nâng cao chuyên nghiệp hóa và khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả trong đội ngũ.

Những điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp giữ chân được nhân viên tài năng và tránh được tình trạng nhân viên rời bỏ công việc sau một thời gian ngắn.

Xây dựng môi trường làm việc tích cực

Yếu tố cuối cùng không thể thiếu để hình thành một đội ngũ nhân viên đạt hiệu suất cao là tạo ra một môi trường làm việc tích cực.

Điều này không chỉ giúp nhân viên tăng cường năng suất mà còn tạo ra cảm giác hạnh phúc, động viên và sự tự tin trong công việc.

Để tạo ra một môi trường làm việc tích cực, doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng một nền tảng văn hóa văn phòng phản ánh giá trị cốt lõi của công ty, khuyến khích sự đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau.

Hơn nữa, việc tạo ra không gian làm việc thoải mái, sáng tạo và đầy năng lượng, kết hợp với các chương trình thăng tiến và phát triển kỹ năng cho nhân viên, sẽ đóng góp vào việc nâng cao hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên.

Trên đây là những chia sẻ của Học Viện Chiến Lược và Đổi Mới Sáng Tạo – SI Global về vai trò của đội ngũ bán hàng đối với doanh nghiệp và làm thế nào để xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng hiệu suất cao. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn có được những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích trên hành trình phát triển chiến lược kinh doanh và tăng nhanh doanh thu hiệu quả nhất.

—————-

Học Viện Chiến Lược và Đổi Mới Sáng Tạo (SI Global)

Fanpage Facebook: Học viện SI Global

Hotline: 0966 644 800

Email: ngoc@thesiglobal.com

Website: https://thesiglobal.com/

Địa chỉ: 87 Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội.

Leave a Comment